Phân tích vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống trong thơ Tố Hữu
Bài làm
Bài tập phân tích vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống trong thơ Tố Hữu (nhà thơ Tố Hữu)
Nhà văn lớn, nhà thơ lớn bao giờ cũng khắc được chân dung riêng của mình vào lịch sử văn học. Tố Hữu là một nhà thơ như thế. Chân dung nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ chính trị hàng đầu của thơ ca Việt Nam với những phong cách độc đáo riêng.
Có lẽ nổi bật trước hết của phong cách thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng và vấn đề lẽ sống. Ngay từ khi mới xuất hiện, khi mới viết những vần thơ đầu tiên của đời mình.Tố Hữu đã nói lên vấn đề lẽ sống. Trong khi bao nhiêu nhà thơ cùng thời với ông đang than gió, khóc mây hay tìm về một “Tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa” để lẫn tránh, thì thơ Tố Hữu đã là thơ của một tâm hồn “băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời”.
Tố Hữu nhận ra trong cảnh nước mất nhà tan, thời bấy giờ lẽ sống chỉ có thể là con đường cách mạng:” Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng” Ông gọi giây phút nhận ra lẽ sống đó là “mặt trời chân lý chói qua tim”, là phút giây của hương thơm và ánh sáng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Vì lẽ sống ấy mà ông nguyên đem cả thơ mình,cả đời mình hiến dâng cho cách mạng, sống chết vì cách mạng:
Sống đã vì cách mạng anh em ta
Chết cũng vì cach mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Ông đưa lẽ sống lớn ấy chí sẻ với thế giới của những con người cùng khổ như lão đầy tớ, em bé đi ở, vú nuôi, cô gái giang hồ…Ông thắp lên trong lòng họ niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng:
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi, tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Lẽ sống , lí tưởng đã mang lại cho nhà thơ Tố Hữu niềm tin, chất lãng mạn, lạc quan cách mạng.
Sau này, khi đất nước độc lập, thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục nói về lẽ sống, lí tưởng. Từ Việt Bắc cho đến Gió lộng, từ ra trận cho đến màu và hoa thơ ông âm vang lên tiếng nói của lẽ sống lớn. Có điều, nếu ngày xưa ông say sưa nói về lẽ sống của một thế hệ đi làm cách mạng thì bây giờ ông sẽ nói đến lẽ sống của dân tộc và thời đại. Ông nói về cuộc chiến đấu của đất nước, của dân tộc cho lẽ phải, cho chân lí:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa
và
Sống cho ta, sống cho cả người
Là trái tim, cũng là lẽ phải
Việt Nam ơi!
Người là ai mà trở thành nhân loại
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống trong thơ Tố Hữu. Các bạn tham khảo nhé!