Home Tin Tức Nghị luận về khẩu hiệu của Lenin: Học!Học nữa!Học mãi.

Nghị luận về khẩu hiệu của Lenin: Học!Học nữa!Học mãi.

by admin

Nghị luận về khẩu hiệu của Lenin: Học!Học nữa!Học mãi.

Đề bài: Lenin đã từng thúc giục cán bộ, thanh niên với khấu hiệu:”Học!Học nữa!Học mãi”. Em hiểu và thực hiện lời dạy trên như thế nào?

Dàn ý
I-Mở bài:
– Khoa học không ngừng phát triển, con người phải nỗ lực học tập để theo kịp sự phát triển ấy.
– Le-nin đã từng thúc giục cán bộ, thanh niên:
“Học!Học nữa!Học mãi”
II-Thân Bài:
1,Giải thích ý nghĩa:
Là người, muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội thì phải học tập không ngừng nghỉ, học tập suốt đời.đó là bổn phận của cán bộ, thanh niên,học sinh.
2, Tại sao phải học tập?
– Kiên thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới.
-Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc hiệu quả hơn. Người coong nhân học tập để nâng cao tay nghề, giám đốc học tập để nâng cao năng lực quản lý. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi người chúng ta. Học tập không ngừng sẽ trưởng thành ở mọi lĩnh vực.
3, Ta pahir học tập như nào để có kết quả?
-Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau cùng là phương pháp học tập. Nắm vững, xác định đúng mục đích ta sẽ học tập có kết quả.
-Hoc, học nữa, học mãi! Là mục đích cần đạt tới của những người thanh niên hôm nay: học để hiểu biết, học để có một nghề nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kỉ năng năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn.
-Ta phải học trong sách vở, ở nhà trường, ở thực thế cuộc sống.”Học” bao gồm cả học văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống. Vì vậy,”học tập” là nhiệm vụ cả đời”.
III-Kết luận
Lời nhắn nhủ của Lenin là một bài học quý giá giúp ta ý thức hơn nhiệm vụ hoc tập của mình. Tuổi trẻ chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, phải nỗ lực học tập không ngừng để nâng cao hiểu biết, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Bài làm

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của Lenin: “Học, học nữa, học mãi”. Khoa học không ngừng phát triển, con người phải nỗ lực học tập để theo kịp sự phát triển ấy.Học tập là một việc mà chúng ta phải làm để theo kịp xã hội, để không bị đào thải khi xã hội tiến lên. Vì vậy, câu nói của quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được. Câu nói đã trở thành khẩu hiệu trong các trường học như một lời nhắc nhở thanh niên học tập chăm chỉ.

Le-nin đã đưa ra khẩu hiệu:” Học, học nữa, học mãi! Chỉ với ba từ học ngăn cách nhau bởi ba dấu phẩy, Lenin đã nêu cao tinh thần học tập là không có giới hạn,
Xã hội không ngừng tiến lên, kiến thức là vô tận, là con người muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội thì phải học tập. Quy luật tiến bộ của xã hội là thích nghi được với xã hội thì tồn tại không thì sẽ bị đào thải. Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… và cần phải học tập một cách toàn diện và có kiến thức sâu rộng.
“Học, học nữa, học mãi” có ngĩa là học ở mọi lúc, mọi nơi,mọi lứa tuổi không ngừng nghỉ. Là người học sinh đương nhiên học tập là việc tất yếu, nhưng bên ngoài kiến thức trong sách vở, cần phải trau dồi cho mình những kiến thức trong cuộc sống để khi bước chân vào xã hội đủ năng lực để tòn tai và thích ứng với cuộc sống.Là người công nhân hay ngươi thợ thủ công phải học tạp để trau dồi tay nghề, không ngừng nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngay vả một vị giám đốc tài giỏi cũng phải học tập để nâng cao năng lực quản lý thì mới có thể điều hành tốt công ty, xí nghiệp.Việc học tập không giới hạn tuổi tác, hoàn cảnh.
Hồ Chủ Tịch là một minh chứng cho việc học không giới hạn, là người lãnh đạo của cả dân tộc, người có kiến thức rộng rãi ở nhiều kiến thức,là người thông thạo nhều ngoại ngữ, và tuổi tác không phải là rào cản để ngăn cản lòng hiếu học của Bác.

giai thich hoc hoc nua hoc mai

Học!Học nữa!Học mãi!

 

Để học tập có kết quả tốt, trước hết ta phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập. Song việc học như thế nào để đem lại hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, tạo ra sự hứng thú khi học tập và sáng tạo khi học tập bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài học hỏi từ thầy cô thì chúng ta phải học hỏi từ bạn bè vì “Học thầy không tày bằng học bạn” và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Và quan trọng hơn hết, học phải đi đôi với hành để có kiến thức vững chắc kiến thức.
“Học, học nữa, học mãi!” là mục đích cần đạt của thế hệ thanh niên hôm nay để nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kỹ năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn.Ta cần phải học trong sách vơ,ở nhà trường, ở thực tế cuộc sống.”Học” bao gồm cả văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống. Vì vậy “học tập” à nhiệm vụ suốt đời.

Khẩu hiệu ” Học, Học nữa, Học mãi” của Lenin là bài học quý giá giúp chúng ta ý thức hơn nhiệm vụ học tập cảu mình. Tuổi trẻ chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, phải nỗ lực học tập không ngừng nâng cao hiểu biết, để góp phần xây dựng đất nước, quê hương.

You may also like

Leave a Comment